Công nghệ cho ngành tôm: Hiện đại hơn, hiệu quả hơn - MIFA AQUATIC Co., Ltd

Công nghệ cho ngành tôm: Hiện đại hơn, hiệu quả hơn - MIFA AQUATIC Co., Ltd

Công nghệ cho ngành tôm: Hiện đại hơn, hiệu quả hơn - MIFA AQUATIC Co., Ltd

Công nghệ cho ngành tôm: Hiện đại hơn, hiệu quả hơn - MIFA AQUATIC Co., Ltd

Công nghệ cho ngành tôm: Hiện đại hơn, hiệu quả hơn - MIFA AQUATIC Co., Ltd
Công nghệ cho ngành tôm: Hiện đại hơn, hiệu quả hơn - MIFA AQUATIC Co., Ltd
Công nghệ cho ngành tôm: Hiện đại hơn, hiệu quả hơn

[Người Nuôi Tôm] – Khoa học công nghệ là một trong những trụ cột chính của công cuộc tái cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay. Thực tế cho thấy, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả lớn, tăng giá trị và năng suất sản phẩm, góp phần làm giảm chi phí, giảm phát thải, giảm tác động đến môi trường và hạn chế rủi ro trong sản xuất.  

Ứng dụng AI trong ao nuôi tôm công nghệ mới tại Việt Nam (ảnh: CTV).

 

Trí thông minh nhân tạo (AI)

Trí thông minh nhân tạo (AI) đang được các trang trại và ao nuôi tôm tại Việt Nam sử dụng đông đảo. Thay vì dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm và trực giác để cho tôm ăn, hoặc dự đoán dịch bệnh, theo dõi ao nuôi thì hiện nay, AI có thể giúp các trang trại nuôi tôm làm được việc này một cách tiện lợi, độ chính xác cao và giảm chi phí nhân công.

Việc giám sát ao hồ nuôi tôm để đảm bảo môi trường sống và chế độ ăn uống của tôm được chất lượng, khỏe mạnh và đạt năng suất cao đã không còn khó khăn như trước, nhờ vào ứng dụng công nghệ 4.0 điều khiển & giám sát ao hồ nuôi tôm từ xa. Với giải pháp này, mọi sự điều khiển đều có thể vận hành tự động hoặc thủ công tại chỗ, từ xa. Kèm theo đó, người nuôi luôn giám sát được các thông số cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nuôi tôm.

Điển hình nhất trong số các công ty tôm chính là Minh Phú Seafood. Đây là công ty tôm lớn nhất sử dụng hệ thống dựa trên AI để kiểm soát chất lượng tôm cũng như giúp giảm nhân sự. Nếu trước đây cần 2 người để quản lý nước, chăm sóc và theo dõi tôm thì hiện giờ chỉ cần 1 người quản lý mọi việc của 50 ao nuôi tôm. Chia sẻ với tờ Nikkei, đại diện Minh Phú cho biết công ty muốn sử dụng hệ thống AI cho hầu hết các ao nuôi và lực lượng quản lý sẽ giảm khoảng 70% cho đến năm 2025. Đối với những nhân viên bị cắt giảm sẽ được chuyển sang bộ phận khác hoặc nhà máy chế biến.

 

Giải pháp chuyển tôm tự động

Qua khảo sát thực tế hiện nay, các hộ nuôi tôm vẫn thực hiện cách chuyển tôm, cá giữa các giai đoạn từ ao này sang áo khác và thu hoạch tôm theo kiểu truyền thống. Phương pháp này tiêu tốn nhiều thời gian, nhân công và độ chính xác chưa cao. Việc chuyển tôm qua các ao theo cách truyền thống cũng làm gia tăng khả năng lây lan mầm bệnh giữa các ao. Hiện nay, nhiều trang trại tôm đã, đang áp dụng công nghệ chuyển tôm giữa các giai đoạn từ ao này sang ao kia và thu hoạch tôm bằng máy bơm, sử dụng hệ thống điều khiển từ xa.

Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Hanh Xương (Pump & Technical Services) là một trong những đơn vị điển hình cung cấp sản phẩm bơm chuyển tôm. Công nghệ bơm chuyển tôm của Hanh Xương góp phần giúp người nuôi cắt giảm tối đa nguồn nhân công cũng như chi phí sản xuất. Với công suất máy có thể lên tới 5 – 8 tấn tôm/giờ và đẩy xa 1.200 m, thiết bị máy bơm chuyển tôm giúp rút ngắn thời gian cũng như tăng độ chính xác trong việc đếm tôm. Quá trình vận chuyển tôm bằng máy bơm được đánh giá là an toàn khi tôm vớt lên không bị trầy xước, gãy râu hay dập thân. Bên cạnh đó, giảm thiểu stress trong quá trình vận chuyển tôm từ ao này sang ao khác, giảm tỷ lệ hao hụt, đạt tiêu chuẩn vào các siêu thị lớn tại Mỹ.

 

Máy bơm chuyển tôm của Pump & Technical Services được trưng bày tại triển lãm VietShrimp 2021 (Ảnh: Phạm Huệ)

 

Máy cho ăn tự động 4.0 giúp giảm FCR

Sử dụng máy cho ăn tự động là một giải pháp kỹ thuật tối ưu trong nuôi tôm hiện nay, bởi thức ăn được cung cấp đầy đủ theo nhu cầu cho sinh trưởng của tôm. Với nhiều lợi ích như giảm FCR, giảm công lao động, tôm lớn đều và hạn chế ô nhiễm môi trường… Bởi thế, máy cho tôm ăn tự động đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các trang trại nuôi tôm.

Là một trong những đơn vị đi đầu về nghiên cứu ứng dụng máy cho thông minh công nghệ 4.0, qua thực tế trải nghiệm và nắm bắt các vấn đề cốt lõi trong ao nuôi, Ambio đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản phẩm “Ambio Smart feed – Thiết bị thông minh”, giải quyết bài toán cho ăn mà các loại máy truyền thống hiện tại chưa thể đáp ứng được.

Thức ăn sẽ được rải đều trong phạm vi vòi văng, cung cấp chính xác lượng thức ăn cần thiết mà người nuôi mong muốn, giúp bà con quản lý trang trại nuôi, quản lý thức ăn tốt hơn. Việc vận hành máy có thể thực hiện từ xa bằng phần mềm cài đặt trên điện thoại thông minh cùng cơ chế cảnh báo các trạng thái lỗi của máy khi hoạt động. Toàn bộ dữ liệu được báo cáo theo thời gian thực và được lưu trữ giúp người nuôi truy xuất và dự đoán được khối lượng tôm trong ao. Bên cạnh đó, thiết bị còn hỗ trợ người nuôi quản lý lịch cho ăn cũng như tính toán lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu. Cung cấp báo cáo của từng ao theo từng ngày, tháng và cả vụ nuôi.

Việc truy xuất nguồn gốc là bắt buộc với những thị trường khó tính như hiện nay, công nghệ máy cho ăn tự động sẽ góp phần giúp người nuôi sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu khắt khe trên thị trường quốc tế.

Máy cho ăn tự động giúp giảm hệ số FCR

 

Ứng dụng kỹ thuật số

Ứng dụng Rynan Mekong trong App Store cài đặt trên smart phone, giúp người nuôi có thể điều khiển từ xa, cập nhật tình hình con tôm, quan trắc nước vv… qua màn hình điện thoại khiến việc nuôi tôm thuận lợi và kinh tế.

Sản phẩm RYAN VISION 100A do Công ty CP Ryan Technologies Việt Nam cung cấp, hoạt động dựa trên thuật toán trí tuệ nhân tạo và thiết lập các dữ liệu thu thập từ ao nuôi tôm, đồng thời đưa ra các cảnh báo về trạng thái tăng trưởng và sức khỏe con tôm. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực cho ao nuôi.

Sản phẩm cung cấp thông tin minh bạch để truy xuất nguồn gốc tôm nuôi trên nền tảng Traceme.vn, giúp người nuôi dễ dàng quản lý ao nuôi từ xa hàng ngày, thông qua ứng dụng di động.

Sản phẩm RYAN VISION 100A của Công ty CP Ryan Technologies Việt Nam

 

Cấp “Chứng minh thư nhân dân” cho tôm

Là một trong những tập đoàn tiên phong đầu tư vào lĩnh vực tôm bố mẹ, Tập đoàn Việt Úc vừa ra mắt ứng dụng công nghệ ưu việt, cho ra thị trường những thế hệ tôm giống công nghệ cao VUS Leader 21. Theo Tập đoàn Việt Úc, chìa khóa chính là nhờ việc ứng dụng công nghệ điện tử truyền thông, có thể bắn chíp vào mỗi con tôm, như cấp “chứng minh nhân dân” cho từng cá thể. Công nghệ này dựa vào sự hiểu biết về gen, họ có thể giải mã được toàn bộ gen của con tôm kết hợp ứng dụng công nghệ điện tử truyền thông nên có thể bắn chíp vào từng con tôm. Từ đó, tôm được phân lập, theo dõi, sàng lọc trên từng cá thể, tránh quan hệ họ hàng, cận huyết, truy xuất được nguồn gốc.

Phương pháp gắn chíp cho tôm bố mẹ giúp kiểm soát chất lượng tôm giống hiệu quả của Việt – Úc (Ảnh: Phạm Huệ)

Tiến một bước xa hơn, Việt Úc tiên phong ứng dụng các nghiên cứu hiện đại, tân tiến nhất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như: Công nghệ Gen/ADN; Công nghệ Di truyền phân tử; Công nghệ Di truyền số lượng. Điều này giúp giải mã toàn bộ bộ gen của con tôm trên quy mô lớn. Đồng thời, tôm được cải thiện các tính trạng, không chỉ tập trung vào việc tăng trưởng nhanh mà còn tập trung vào sức đề kháng mạnh, tính thích nghi tốt, sạch bệnh.

Sự kiên trì và đầu tư của Việt Úc đã mang lại “trái ngọt”, sau 10 thế hệ tất cả các gia đình trong quần đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Việt Úc đã có tỷ lệ phần trăm tăng trọng bình quân hơn 60% so với quần đàn ban đầu, trong đó trung bình của 50% gia đình tốt, tăng trọng lên đến 66% và từng cá thể riêng biệt tốt, tăng trọng lến đến 73% so với thế hệ chọn giống ban đầu.

Minh Huệ (Tổng hợp)

 

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp các nước phát triển có thể tự sản xuất lương thực, thực phẩm bằng diện tích đất chỉ bằng 1/100 hay 1/1000, với năng suất cao hơn nhiều lần. Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho ngành thủy sản nước ta, nhưng hiện tại ngành thủy sản mới chỉ ứng dụng một số công nghệ 4.0, chưa thực hiện được hệ thống nuôi trồng thủy sản 4.0 đầy đủ như các nước phát triển.

Chúng ta có một số mô hình đang ứng dụng giải pháp thông minh, một số mô hình áp dụng cả giải pháp và thiết bị thông minh. Một số mô hình còn đơn độc, chưa kết nối xuyên suốt chuỗi giá trị thủy sản, mới chỉ là những điển hình về nuôi tôm công nghệ cao chứ chưa phải là nền nông nghiệp số. Người nuôi tôm Việt đã bắt đầu tham gia vào quá trình xây dựng ngành Nông nghiệp 4.0 dựa trên kinh nghiệm và sự tiếp thu công nghệ. Điều này cho chúng ta hi vọng về một kỉ nguyên nuôi tôm 4.0 không còn xa.

ĐỐI TÁC


@ 2019 Copyright © MIFA. All rights reserved

Đang online: 2  |   Tổng truy cập: 156836
Gọi ngay
SMS